300 sets of remains are found under the frozen lake.
Một hồ băng đã được phát hiện tại Uttarakhand, Ấn Độ vào năm 1942 ở độ cao 5029 mét so với mực nước biển. Tên của hồ băng là Roopkund, điều đáng nói là dưới lòng hồ còn chôn giấu một bi kịch xảy ra từ năm 850.
▼ Vì hồ băng nằm trên đỉnh núi nên không ai tìm thấy nó. Mãi cho đến năm 1942, các nhà quản lý khu vực này đã vô tình phát hiện ra.
▼ Bởi vì hồ nước nằm ở khu vực lạnh giá nên nó đóng băng quanh năm
Do vậy, mọi người không biết những gì ẩn giấu bên dưới lớp băng dày này.
▼ Cuối cùng người ta phát hiện ra bên dưới lớp băng này có 300 bộ xương người có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 9.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc những bộ xương người và hộp sọ này. Một số nghiên cứu cho thấy những xương sọ này thuộc về Tướng Kashmir và binh sỹ của ông. Họ mất phương hướng trong chuyến đi Tây Tạng vào năm 1841 và chết ở dãy Himalaya.
Một nghiên cứu khác lại cho thấy những bộ xương này là của những binh sỹ Muhammad bại trận trên dãy Himalaya.
Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng, những bộ xương này là do trận đại dịch gây nên hoặc do một nghi thức tập thể tự sát để lại.
▼ Tuy nhiên người ta lại phát hiện bên trong hồ không có dấu tích nào của các loại vũ khí, mà chỉ thấy các bộ xương có những vết thủng lớn trên đầu. Bởi vậy năm 2004, một nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết những gì xảy ra tại Hồ Roopkund vào khoảng năm 850.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những vết nứt ở đầu và vai, dường như những người này chết là do một cú đánh mạnh gây nên. Tuy nhiên điều đáng kinh ngạc là trên tất cả các hộp sọ đều có vết thương giống nhau. Người ta giả định rằng họ chết do tác động của vũ khí nhưng khả năng này đã bị loại trừ do các vết nứt trong hộp sọ quá ngắn và sâu. Các nhà khoa học kết luận rằng những người này đã chết bị giết bởi một vật tròn, giống như các hòn đá từ trên trời rơi xuống.
Kết luận này trùng khớp với một bài hát dân gian của những cư dân ở Himalaya, nội dung của bài hát nói về truyền thuyết vua nước Kannaji cùng hoàng hậu, con cái và cận thần của mình kéo nhau lên núi Himalaya để mở tiệc ăn chơi, hưởng lạc, xúc phạm đến chốn linh thiêng của nữ Thần Nandadevi. Quá tức giận, nữ Thần Nandadevi đã tạo ra một trận mưa đá cực lớn, giết chết tất cả những người tham gia vào bữa tiệc ô uế và chôn vùi họ trong hồ Roopkund. Hồ nước đóng băng đã bảo vệ cơ thể những người này qua hàng trăm năm, ngay cả tóc và quần áo cũng vẫn còn được giữ nguyên vẹn.
Những người dân sống tại dãy Himalaya cũng kể truyền thuyết tương tự về một ngọn núi linh thiêng bị người ngoài đến làm vấy bẩn khiến nữ Thần Nandadevi nổi giận đã giáng mưa đá xuống.
No comments:
Thank you for visiting my blog.
Your comments will be moderated.
Please introduce my blog to everyone to be happy!
Thank you!